Việc doanh nghiệp tiến hành “layoffs” (cắt giảm nhân sự) không chỉ ảnh hưởng đến những người bị mất việc mà còn để lại tác động sâu sắc đến những nhân viên còn lại. Từ những cảm xúc phức tạp, khối lượng công việc tăng cao, đến những thay đổi trong hiệu suất và tinh thần làm việc. NodeX sẽ phân tích những tác động của “layoffs” đối với nhân viên ở lại và đưa ra các chiến lược hỗ trợ giúp họ duy trì sự kiên cường và ổn định trong những giai đoạn nhạy cảm.
“Layoffs” Và Tác Động Tâm Lý Đến Nhân Viên
“Layoffs” tạo ra một cú sốc lớn cho nhân viên, không chỉ với những người bị mất việc mà còn ảnh hưởng nặng nề đến những nhân viên ở lại. Nhiều người trong số họ trải qua cảm giác pha trộn giữa sự nhẹ nhõm và buồn bã, lo lắng về tương lai và sự ổn định công việc của mình.
Cảm Giác “Survivor’s Guilt” Và Tâm Lý Lo Âu
“Survivor’s guilt” hay cảm giác tội lỗi khi mình giữ được công việc trong khi đồng nghiệp rời đi là một cảm xúc phổ biến, họ thường trải qua cảm giác bất lực, ám ảnh, tâm trạng thất thường. Những người mắc phải triệu chứng này cho rằng việc họ ở lại là sai trái và không công bằng với đồng nghiệp bị layoffs. Nếu không được hỗ trợ, trạng thái tâm lý này dễ dẫn đến căng thẳng kéo dài, ảnh hưởng lớn đến năng suất làm việc và sức khỏe tinh thần của nhân viên.
Khối Lượng Công Việc Tăng Cao Tác Động Lên Sức Khỏe Thể Chất Và Tinh Thần
Sau khi “layoffs” diễn ra, nhân viên còn lại thường phải đảm nhận thêm các nhiệm vụ từ những vị trí đã bị cắt giảm. Điều này dẫn đến áp lực công việc tăng cao, dễ gây ra tình trạng kiệt sức nếu không có phương án để cân bằng.
Nhiều thống kê ở Việt Nam đã tổng hợp được có đến 80% người lao động tại Việt Nam phải dành ra từ 2 đến 5 tiếng để làm việc ngoài giờ mỗi ngày để hoàn thành công việc đúng deadline. Áp lực từ khối lượng công việc gia tăng dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe như mất ngủ, đau đầu, hoặc giảm khả năng miễn dịch. Vậy nên, việc chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất trở nên thiết yếu trong những lúc thế này.
Giảm Động Lực Làm Việc và Sự Mất Kết Nối Với Mục Tiêu Công Ty Sau Layoffs
Khi nhân viên cũ ra đi, các quy trình làm việc thường bị gián đoạn, đồng thời việc thiếu đi những người đồng nghiệp thân thiết cũng khiến hiệu suất và động lực làm việc giảm sút. Nhiều nhân viên cảm thấy mất đi động lực vì không còn sự hỗ trợ và sự gắn kết trong môi trường công sở, khi đó nhiều nhân viên dễ mất đi mục tiêu và động lực để cống hiến cho công ty, dẫn đến sự suy giảm hiệu suất tổng thể.
Doanh Nghiệp Nên Làm Gì Để Đối Phó Với Survivor’s Guilt Giữa Làn Sóng Layoffs?
“Layoffs” ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tâm lý của nhân viên, gây ra lo âu và căng thẳng. nếu cảm xúc tiêu cực không được giải quyết sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần. Do đó, việc cung cấp các nguồn hỗ trợ sức khỏe tâm lý từ phía doanh nghiệp là điều rất quan trọng và cần thiết.
- Các Dịch Vụ Tư Vấn Sức Khỏe Tâm Lý: Các dịch vụ tư vấn sức khỏe tâm lý, dù là nội bộ hay thuê ngoài đều có thể hỗ trợ nhân viên vượt qua áp lực, giúp họ nhanh chóng lấy lại cân bằng trong công việc và cuộc sống.
- Cung Cấp Nguồn Hỗ Trợ Sức Khỏe Tâm Lý: Việc hỗ trợ về mặt sức khoẻ tâm lý cho nhân viên sau khi cắt giảm nhân sự là rất quan trọng để tái thiết lập lại văn hóa làm việc và ngăn ngừa sự thất thoát thêm về nhân lực, bao gồm các chương trình tư vấn và hội thảo về quản lý căng thẳng, sẽ giúp nhân viên đối phó với áp lực và duy trì tinh thần ổn định trong công việc.
- Giao Tiếp Minh Bạch Và Rõ Ràng: Giao tiếp minh bạch là chìa khóa để giảm bớt sự bất an của nhân viên. Khi nhân viên hiểu rõ lý do cắt giảm và hướng đi của công ty, họ sẽ cảm thấy yên tâm và gắn bó hơn với tổ chức.
- Xây Dựng Môi Trường Làm Việc Tương Trợ Lẫn Nhau: Tạo ra một môi trường nơi nhân viên cảm thấy thoải mái khi được hỗ trợ hoặc nghỉ ngơi khi cần là điều cần thiết. Môi trường làm việc lành mạnh giúp họ vượt qua những thử thách mới với tinh thần cao nhất.
- Thúc Đẩy Phát Triển Kinh Nghiệm Nghề Nghiệp Và Kiến Thức: Đầu tư vào phát triển kiến thức nghề nghiệp cho nhân viên là cách giúp họ thấy được giá trị của mình trong công ty. Cung cấp các khóa đào tạo và mở ra các cơ hội phát triển giúp nhân viên cảm thấy được trân trọng và tăng sự gắn bó với tổ chức.
- Cơ Hội Nâng Cao Kỹ Năng: Đào tạo kỹ năng mới hoặc nâng cao kỹ năng vốn có sẽ giúp nhân viên tự tin và sẵn sàng đảm nhận các nhiệm vụ mới, điều này không chỉ hỗ trợ phát triển cá nhân mà còn góp phần vào sự phát triển chung của công ty.
Nhân Viên Cần Làm Gì Để Vượt Qua Giai Đoạn Survivor’s Guilt Sau Layoffs?
Trải qua một đợt sa thải không chỉ để lại những khoảng trống trong công việc mà còn tạo ra tâm lý bất ổn. Để vượt qua giai đoạn này, nhân viên cần có sự kiên nhẫn, tinh thần tích cực và chiến lược chăm sóc bản thân. Dưới đây là những cách chi tiết giúp bạn duy trì sự ổn định trong công việc và cuộc sống:
1. Chăm Sóc Sức Khỏe Tinh Thần Và Thể Chất
Sức khỏe tinh thần và thể chất là nền tảng giúp bạn đứng vững trước những khó khăn. Việc dành thời gian cho những hoạt động giúp giảm căng thẳng như thiền định, yoga hoặc thực hành hít thở sâu có thể giúp làm dịu tâm trí, nâng cao sự tập trung và cân bằng cảm xúc. Ngoài ra, việc duy trì thói quen thể dục đều đặn không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn làm gia tăng endorphin – một loại hormone giúp cải thiện tâm trạng, giảm stress hiệu quả. Khi bạn cảm thấy bình ổn về tinh thần và thể chất, bạn sẽ dễ dàng ứng phó với những thay đổi trong công việc.
2. Phát Triển Kỹ Năng Mới
Một trong những cách hữu ích để vượt qua cảm giác tội lỗi và lo âu sau đợt sa thải là tự nâng cao giá trị bản thân bằng cách học hỏi thêm. Tận dụng thời gian này để khám phá các khóa học trực tuyến về kỹ năng chuyên môn hoặc kỹ năng mềm sẽ không chỉ giúp bạn tự tin hơn mà còn là cách để bạn trở nên linh hoạt và thích ứng tốt hơn với những thay đổi không ngừng của thị trường lao động. Việc đầu tư vào tri thức không chỉ mở ra cơ hội mới mà còn giúp bạn cảm thấy rằng mình đang phát triển và tiến bộ.
3. Củng Cố Mối Quan Hệ Nghề Nghiệp
Trong thời điểm khó khăn, mạng lưới quan hệ nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng như một điểm tựa cả về mặt tinh thần lẫn cơ hội nghề nghiệp. Hãy chủ động kết nối với đồng nghiệp, những người có kinh nghiệm hoặc bạn bè trong cùng lĩnh vực. Tham gia các sự kiện kết nối hoặc các nhóm chuyên ngành trực tuyến có thể giúp bạn mở rộng mạng lưới, đồng thời có thêm cơ hội tìm kiếm những lời khuyên và sự hỗ trợ cần thiết. Các mối quan hệ tốt không chỉ giúp bạn tiếp cận các cơ hội mới mà còn mang đến những lời động viên để bạn vượt qua giai đoạn khó khăn.
4. Giữ Tinh Thần Lạc Quan
Sự lạc quan là một công cụ đắc lực giúp bạn vượt qua bất kỳ thử thách nào, bao gồm cả cảm giác mất mát và lo âu sau đợt sa thải. Hãy thử nhìn nhận tình huống hiện tại như một cơ hội để rèn luyện bản thân và phát triển những phẩm chất mới. Thay vì chỉ tập trung vào khó khăn, hãy đặt mục tiêu ngắn hạn và từng bước hướng tới những thành tựu mới. Việc duy trì thái độ tích cực sẽ giúp bạn dễ dàng vượt qua cảm giác lo lắng và có thêm động lực để bước tiếp. Nhớ rằng mỗi thử thách đều mang đến cơ hội để học hỏi, trưởng thành, và làm mới bản thân.
Biến Khó Khăn Thành Cơ Hội Phát Triển
“Layoffs” là một thử thách lớn, nhưng nếu được quản lý đúng cách, cả nhân viên và doanh nghiệp đều có thể biến khó khăn thành cơ hội để phát triển. Nhân viên nên tập trung vào kiên cường, học hỏi và tinh thần lạc quan để biến khó khăn thành những kinh nghiệm quý giá. Về phía doanh nghiệp, việc hỗ trợ nhân viên qua các chương trình sức khỏe tâm lý, giao tiếp minh bạch và cơ hội phát triển nghề nghiệp sẽ giúp tái thiết văn hóa công ty. Cùng nhau, cả nhân viên và doanh nghiệp có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này, hướng đến tương lai bền vững và thịnh vượng.
Câu Hỏi Thường Gặp về “Layoffs” và Tác Động Lên Những Người Ở Lại
- “Layoffs” ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của nhân viên còn lại như thế nào?
“Layoffs” có thể gây ra căng thẳng, lo âu và cảm giác tội lỗi (Survivor’s Guilt), tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của nhân viên còn lại. - Tại sao việc giao tiếp minh bạch trong quá trình “layoffs” lại quan trọng?
Giao tiếp minh bạch giúp nhân viên hiểu rõ tình hình, giảm bớt sự bất an và xây dựng lại niềm tin với ban quản lý. - Nhân viên có thể làm gì để đối phó với khối lượng công việc tăng sau “layoffs”?
Nhân viên có thể ưu tiên công việc, tìm kiếm sự hỗ trợ từ đồng nghiệp và duy trì cân bằng giữa công việc và cuộc sống để quản lý hiệu quả. - Tinh thần lạc quan có thể giúp nhân viên đối phó với “layoffs” như thế nào?
Tinh thần lạc quan giúp nhân viên nhìn nhận khó khăn là cơ hội để phát triển và duy trì sự kiên cường trong công việc. - Doanh nghiệp có thể hỗ trợ nhân viên cân bằng giữa công việc và cuộc sống sau “layoffs” như thế nào?
Doanh nghiệp có thể hỗ trợ bằng cách cung cấp lịch làm việc linh hoạt, khuyến khích nhân viên nghỉ ngơi và tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ sức khỏe tâm lý.