Trong thời đại số hóa, ứng dụng AI trong ngân hàng không còn là khái niệm xa lạ mà đã trở nên quan trọng ở lĩnh vực tài chính. Từ tự động hóa giao dịch đến phát hiện gian lận, các mô hình AI đang thay đổi cách các ngân hàng vận hành.
Theo World Economic Forum, mô hình AI có thể thay thế 85 triệu việc làm vào năm 2025 nhưng đồng thời tạo ra 97 triệu việc làm mới. Điều đó đặt ra câu hỏi lớn: Liệu đây là một cuộc cách mạng công nghệ hay nguy cơ khủng hoảng nhân sự ngành tài chính?
Ứng dụng AI trong ngân hàng đem lại lợi ích gì?
Việc các ngân hàng, tập đoàn tài chính ứng dụng AI ngày càng nhiều có thể đem lại những ưu điểm rõ rệt sau:
Tự động hóa quy trình, tiết kiệm chi phí vận hành
Việc ứng dụng AI trong lĩnh vực ngân hàng đem lại khả năng tự động hóa quy trình, giảm chi phí và tăng hiệu suất làm việc. Theo Accenture, sử dụng AI giúp các ngân hàng tiết kiệm đến 20–25% chi phí vận hành.
Ví dụ, JPMorgan sử dụng AI để xử lý hợp đồng pháp lý trong vài giây thay vì hàng giờ làm việc của nhân viên. Ngoài ra, ngân hàng Citibank và nhiều ngân hàng khác cũng ứng dụng AI trong ngân hàng để đánh giá rủi ro tín dụng, giúp rút ngắn thời gian xét duyệt khoản vay.
Tăng cường bảo mật, ngăn chặn gian lận tài chính
AI có khả năng phát hiện các giao dịch đáng ngờ, giảm nguy cơ rửa tiền hoặc gian lận tài chính. Theo báo cáo của PwC, việc ngân hàng sử dụng AI có thể giảm đến 40% các trường hợp gian lận.
Palantir Foundry là một công cụ AI nổi bật đang được nhiều ngân hàng áp dụng để theo dõi các mô hình gian lận. Ngoài ra tại Việt Nam, HSBC đã ứng dụng AI trong lĩnh vực ngân hàng để theo dõi giao dịch toàn cầu và phát hiện các hành vi rửa tiền hiệu quả hơn.
Nâng cấp trải nghiệm khách hàng sử dụng
Chatbot AI như Erica của Bank of America hay Timo ở Việt Nam giúp khách hàng giao dịch 24/7, phản hồi nhanh hơn và cá nhân hóa dịch vụ. Theo Juniper Research, việc ứng dụng AI trong ngân hàng vào dịch vụ khách hàng có thể tiết kiệm 8 tỷ USD mỗi năm cho các ngân hàng.
Những thách thức khi ứng dụng AI trong ngân hàng
Bên cạnh những mặt tích cực, ứng dụng AI trong ngân hàng còn đem lại những rủi ro và nguy hiểm tiềm tàng.
Nhân sự có nguy cơ mất việc làm hàng loạt
Theo báo cáo của McKinsey, hơn 30% công việc trong ngân hàng có thể bị tự động hóa trong thập kỷ tới, làm tăng thêm nỗi lo về việc làm của nhân viên. Ứng dụng AI trong ngành ngân hàng có thể thay thế các vị trí như giao dịch viên, nhân viên kiểm soát tín dụng. Ngân hàng Wells Fargo đã cắt giảm hàng nghìn nhân sự sau khi triển khai ứng dụng AI trong lĩnh vực ngân hàng vào quy trình tín dụng.
Rủi ro bảo mật, AI dễ trở thành mục tiêu của hacker
Dù mạnh mẽ, AI vẫn có thể bị tấn công. Năm 2021, AI chatbot của một ngân hàng lớn bị hacker khai thác, làm lộ dữ liệu của hàng nghìn khách hàng. Đây là thách thức lớn khi ứng dụng của AI trong tài chính ngân hàng đang ngày càng mở rộng. Do đó các ngân hàng cần đầu tư mạnh vào an ninh mạng để bảo vệ hệ thống AI khỏi các cuộc tấn công tinh vi.
Các quyết định thiếu công bằng
Việc ứng dụng AI trong ngân hàng có thể vô tình dẫn đến sự nhầm lẫn nếu dữ liệu đầu vào không đa dạng hoặc có sai lệch. Rất nhiều trường hợp AI quyết định không công bằng trong xét duyệt khoản vay tại các ngân hàng lớn.
Theo nghiên cứu của MIT, một số thuật toán AI có tỷ lệ sai lệch cao hơn 35% khi xét duyệt tín dụng cho nhóm khách hàng có thu nhập thấp. Do đó, việc kiểm soát và hiệu chỉnh AI là vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo công bằng trong ứng dụng AI trong ngành ngân hàng.
Các công cụ AI đang làm chủ ngành ngân hàng
Dưới đây là 4 công cụ AI đang được các ngân hàng trên thế giới và Việt Nam ứng dụng mạnh mẽ:
Palantir Foundry – Giải pháp chống gian lận tài chính
Palantir Foundry ra đời với khả năng phân tích và giám sát các giao dịch tài chính theo thời gian thực. Công cụ này có thể phát hiện các mô hình gian lận phức tạp và cảnh báo sớm, giúp ngân hàng ngăn chặn tổn thất hàng triệu USD mỗi năm.
Darktrace AI – Đảm bảo an ninh mạng ngành ngân hàng
Darktrace sử dụng AI để phát hiện và phản ứng với các cuộc tấn công mạng trước khi để lại thiệt hại. Công nghệ này hoạt động dựa trên các mô hình chuyên sâu, có thể tự động nhận diện các hành vi bất thường trong hệ thống ngân hàng. Ngân hàng Barclays đã ứng dụng AI trong ngân hàng giống như Darktrace để bảo vệ dữ liệu khách hàng khỏi các cuộc tấn công mạng ngày càng tinh vi.
FPT.AI – Nền tảng AI hàng đầu tại Việt Nam
FPT.AI là một trong những công cụ AI được nhiều ngân hàng Việt Nam như TPBank, VietinBank sử dụng để tự động hóa dịch vụ khách hàng, định danh điện tử (eKYC) và hỗ trợ phân tích dữ liệu tín dụng.
akaBot – Giải pháp RPA giúp ngân hàng tối ưu hóa quy trình
akaBot là mô hình AI thuộc FPT, cung cấp giải pháp tự động hóa quy trình giúp ngân hàng tiết kiệm thời gian và nhân lực trong các tác vụ như xử lý hồ sơ tín dụng, kiểm tra sao kê và phê duyệt khoản vay.
Dự đoán tương lai ngành ngân hàng trong thời đại chuyển đổi số
Theo dự báo của Deloitte, trong 10 năm tới, ứng dụng AI trong ngân hàng sẽ tập trung vào cá nhân hóa dịch vụ, tối ưu hóa quy trình tín dụng, và gia tăng bảo mật dữ liệu. Một số ngân hàng đang thử nghiệm AI trong quản lý tài sản tự động, giúp khách hàng đầu tư thông minh hơn mà không cần sự can thiệp của con người.
Tuy nhiên, AI khó có thể thay thế hoàn toàn nhân viên ngân hàng. Các ngân hàng được dự đoán sẽ tiếp tục kết hợp AI với con người để tối ưu hiệu suất.
Lời kết
AI không thể thay thế con người, nhưng nếu bạn không học cách sử dụng AI, rất có khả năng bạn sẽ bị chậm phát triển và mất nhiều cơ hội. Doanh nghiệp cần chủ động ứng dụng AI trong ngân hàng một cách thông minh để tối ưu hóa hoạt động.
Nếu bạn là doanh nghiệp hoặc cá nhân đang tìm kiếm giải pháp tối ưu hóa bằng AI, hãy đăng ký Khóa học ứng dụng AI trong công việc của NodeX– giúp người học tăng cường kiến thức, kỹ năng sử dụng AI để tối ưu hóa hiệu suất và khả năng làm việc.
Thông tin liên hệ:
- Trụ sở chính: Lux 6, Vinhomes Golden River, Số 2 Tôn Đức Thắng, Quận 1, HCM
- Văn phòng Hà Nội: Tòa nhà Charmvit, số 117 Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Văn phòng Đà Nẵng: 02B Lê Lợi, Hải Châu, Đà Nẵng.
- Điện thoại: 0908.993.022
- Email: hello@nodex.asia
- Fanpage: NodeX Asia