Tin tức ngành

[Giải đáp] Dịch vụ đào tạo có chịu thuế GTGT không?

Hiện nay, hoạt động đào tạo đang ngày càng mở rộng và tại Việt Nam cũng có những chính sách hỗ trợ đặc biệt cho lĩnh vực này. Cùng NodeX tìm hiểu thuế GTGT là gì, dịch vụ đào tạo có chịu thuế GTGT không và giải pháp tiết kiệm ngân sách cho doanh nghiệp – phòng đào tạo CETA trong bài viết sau.

  1. Thuế GTGT là gì?

Thuế GTGT (viết tắt của thuế giá trị gia tăng) là loại thuế được xác định dựa vào phần tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ, hàng hóa phát sinh trong từng giai đoạn khác nhau của toàn bộ quá trình sản xuất chuyển sang lưu thông rồi đến quá trình tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ này.

Xem ngay: 4 bước xây dựng chương trình đào tạo nội bộ cho doanh nghiệp

  1. Dịch vụ đào tạo có chịu thuế GTGT không?

Vậy dịch vụ đào tạo phần mềm có chịu thuế không? Hoạt động đào tạo là đối tượng không phải chịu thuế GTGT theo quy định của pháp luật và cụ thể là căn cứ theo điều luật 5, Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 và Điều 4 – Thông tư 219/2013/TT-BCT có hướng dẫn thi hành luật về thuế giá trị gia tăng.

Tại Luật thuế giá trị gia tăng, trong Khoản 13 Điều 5 có quy định: ‘’Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật là một trong những đối tượng không cần phải chịu thuế giá trị gia tăng”.

Ngoài ra, trong Khoản 13 điều 4 theo Thông tư 219/2013/TT-BCT còn hướng dẫn về hoạt động dạy học, dạy nghề là các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng, cụ thể như sau:

– Theo quy định của pháp luật thì dạy học, dạy nghề bao gồm cả dạy tin học, ngoại ngữ, dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao, nuôi dạy trẻ cùng dạy các nghề khác với mục đích đào tạo và bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa cùng kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.

– Đối với các trường hợp những cơ sở dạy học các cấp từ mầm non tới trung học phổ thông thực hiện thu tiền ăn, tiền đưa đón vận chuyển học sinh hay các khoản thu dưới hình thức thu hộ, chi hộ cũng nằm trong đối tượng không phải chịu thuế GTGT.

– Các khoản thu về việc ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên, hoạt động đào tạo do cơ sở đào tạo thực hiện cũng nằm trong diện đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT).

– Đối với trường hợp cơ sở đào đạo không trực tiếp tổ chức đào tạo mà chỉ tổ chức thi và cấp chứng chỉ cũng nằm trong diện đối tượng không chịu thuế. Tuy nhiên nếu cung cấp các dịch vụ thi và cấp chứng chỉ không thuộc quy trình đào tạo thì sẽ thuộc đối tượng phải chịu thuế GTGT.

Ngoài ra, cũng trong Thông tư 219/2013/TT – BTC có quy định về thuế giá trị gia tăng đầu vào với hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng theo hướng dẫn tại Điều 4 của thông tư thì sẽ không được khấu trừ, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt dưới đây:

– Thuế giá trị gia tăng (GTGT) của các hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh này mua vào với mục đích sản xuất kinh doanh, hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế hay viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại sẽ được khấu trừ toàn bộ.

– Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa, dịch vụ được sử dụng cho các công tác như tìm kiếm, thăm dò và phát triển mỏ dầu khí đến ngày khai thác đầu tiên hay sản xuất trong ngày đầu tiên sẽ được khấu trừ toàn bộ.

Từ những thông tin này, chúng ta có thể khẳng định được rằng: Dịch vụ đào tạo không thuộc đối tượng phải chịu thuế giá trị gia tăng cũng như không được khấu trừ thuế đầu vào dựa theo những căn cứ pháp lý quy định trong pháp luật bên trên.

Xem ngay: Cách xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên hiệu quả 

Xem ngay: Hướng dẫn cách xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên mới

Tác giả: Lương Tú Anh