Truyền thông nói gì về Bà Lương Tú Anh?
Chúng ta đều biết rằng mỗi bộ phận, phòng ban đều đóng góp vào sự duy trì và phát triển của doanh nghiệp. Vậy bộ phận phòng nhân sự thì sao? Phòng ban này có chức năng và nhiệm vụ như thế nào? Hãy cùng NodeX Asia tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Phòng nhân sự hay bộ phận nhân sự có tên tiếng anh là Human resources (HR), là bộ phận quản lý và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp.
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp đều dành sự quan tâm lớn tới bộ phận này bởi những nhiệm vụ và vai trò quan trọng cần thiết của nó. Ban lãnh đạo thường cho nhân viên tham gia đào tạo thêm các khóa học quản trị nhân sự với mục đích nâng cao năng lực đồng thời tăng hiệu quả trong công việc.
Phòng nhân sự của một doanh nghiệp bao gồm có nhiều vị trí khác nhau như: trưởng phòng, phó phòng, trợ lý, nhân viên, chuyên viên, thực tập sinh…
Xem ngay: Một cái nhìn toàn cảnh về việc làm trên thế giới: xu hướng trong năm 2022
Như chúng ta đã được biết thì phòng nhân sự là một bộ phận cực kỳ quan trọng vì nó liên quan trực tiếp tới việc quản lý và đào tạo chất lượng lao động của toàn thể doanh nghiệp. Cụ thể, các nhiệm vụ của phòng nhân sự bao gồm:
Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của phòng nhân sự. Mỗi doanh nghiệp, tổ chức đều có yêu cầu riêng đối với ứng viên. Do đó, chúng ta cần đảm bảo tuyển được người phù hợp với những yêu cầu trên trong điều kiện quy trình tuyển dụng công bằng minh bạch, tuân thủ đầy đủ các quy định được công ty cũng như pháp luật đặt ra. Và phòng nhân sự sinh ra để tuyển chọn nhân sự đáp ứng các yêu cầu này.
Để giúp nhân viên phát huy tối đa tiềm năng của mình, đồng thời thích nghi linh hoạt với môi trường làm việc hiện đại ngày nay, phòng nhân sự có nhiệm vụ đào tạo kỹ năng, kiến thức thái độ cho nhân viên. Phòng ban sẽ xây dựng lộ trình đào tạo theo từng đối tượng, lĩnh vực và giai đoạn nhằm đóng góp tốt nhất cho doanh nghiệp của mình.
Chức năng nhiệm vụ của phòng nhân sự
Xem ngay: Sự dịch chuyển của thị trường lao động trong điều kiện tự động hóa
Các vấn đề liên quan tới hồ sơ, thông tin cũng như chế độ phúc lợi của nhân viên trong doanh nghiệp cũng sẽ được phòng nhân sự quản lý và ra quyết định.
Điều này sẽ giúp đảm bảo quy định về bảo mật thông tin nhân viên và bảo vệ quyền lợi về sức khỏe, phúc lợi, nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động trong quá trình làm việc cho doanh nghiệp.
Phòng nhân sự có nhiệm vụ gì?
Đây là công việc đòi hỏi sự khéo léo, công bằng và đảm và tôn trọng của các nhân viên phòng nhân sự vì đòi hỏi phải biết cách nghe lắng, phân tích tình huống, đưa ra các giải pháp hợp lý đồng thời vẫn thực hiện đúng quy trình. Họ cũng phải có khả năng giao tiếp tốt, thuyết phục và đàm phán với các bên liên quan.
Mục tiêu của việc Xử lý các vấn đề tranh chấp, xung đột, khen thưởng, kỷ luật là duy trì một môi trường làm việc hòa bình, hiệu quả và thân thiện trong công ty.
Quản lý lương thưởng, kỷ luật của nhân viên
Thêm vào đó, chúng ta đều biết rằng đãi ngộ là một chìa khóa tạo động lực, thu hút và giữ chân nhân tài hiệu quả. Công việc cân bằng và tối ưu các chế độ lương, thưởng nhằm thu hút và giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp đồng thời thời phải cân bằng các chi phí tài chính do doanh nghiệp đặt ra của phòng nhân sự không phải một nhiệm vụ đơn giản.
Hầu hết, các ứng viên khi tìm đến một doanh nghiệp đều có sự tìm hiểu kỹ càng trước về chế độ cũng như chính sách của doanh nghiệp đó. Và như lẽ thường thì môi trường nào tiềm năng hơn, nhất là về lương thưởng, thì sẽ thu hút được nhân tài nhiều hơn.
Xem ngay: Nền tảng lao động kỹ thuật số và công việc tương lai
Một trong những chức năng quan trọng của phòng nhân sự là giúp doanh nghiệp duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động, cạnh tranh và phát triển bền vững trong thị trường kinh doanh ngày càng khó khăn.
Phòng nhân sự sẽ cùng với các phòng ban khác trong doanh nghiệp làm việc để hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công việc kinh doanh của công ty. Như vậy, phòng nhân sự không chỉ là bộ phận hỗ trợ mà còn là đối tác chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng, cổ đông và xã hội.
Nâng cao hiệu suất công việc
Một trong những chức năng nhiệm vụ của phòng nhân sự vô cùng quan trọng trọng là chăm sóc, động viên và giải quyết các vấn đề của nhân viên. Phòng nhân sự cần có những hoạt động và chính sách để hỗ trợ tinh thần và sức khỏe của nhân viên, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn.
Phòng nhân sự cũng cần có kỹ năng giao tiếp và xử lý tình huống để giải quyết các mâu thuẫn và xung đột giữa nhân viên hoặc giữa nhân viên và quản lý. Bằng cách thực hiện tốt chức năng này, phòng nhân sự góp phần nâng cao hiệu quả làm việc và niềm tin của nhân viên vào tổ chức.
Để xây dựng phòng nhân sự riêng cho doanh nghiệp, bạn cần tính toán chi phí nhân sự một cách chính xác và hợp lý. Chi phí nhân sự bao gồm:
Chi phí xây dựng phòng nhân sự riêng của doanh nghiệp
Chi phí nhân sự có thể được tính theo công thức sau:
Chi phí nhân sự = Chi phí lương + Chi phí phúc lợi + Chi phí đào tạo + Chi phí khác
Tùy vào quy mô và ngành nghề của doanh nghiệp, chi phí nhân sự có thể chiếm từ 60% đến 70% tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, việc xây dựng và quản lý chi phí nhân sự là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cạnh tranh của doanh nghiệp.
Trên đây là bài viết NodeX Asia chia sẻ tới bạn về “Chức năng, nhiệm vụ của phòng nhân sự trong doanh nghiệp”. Mong rằng qua bài viết này các bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích về các thông tin xung quanh phòng nhân sự của doanh nghiệp.
Chia sẻ: